Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Những điều kiêng kị trong đám cưới

Bạn nào chuẩn bị cưới đọc cho kỹ để tránh nhé ^^

1. Kiêng lấy người không hợp tuổi 
 
Người xưa thường tin rằng khi kết hôn, nếu vợ chồng hợp tuổi nhau thì sẽ chung sống hòa thuận, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Ngược lại, nếu vợ chồng không hợp tuổi sẽ khó có được hạnh phúc, thậm chí còn phải chịu cảnh biệt ly, sầu não. 
 
Theo quan niệm dân gian, những tuổi sau thuộc “tứ hành xung”, không hợp với nhau: 
 
- Dần, Thân, Tỵ, Hợi 
- Tý, Ngọ, Mão, Dậu 
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
 
Những đôi trai gái mà có tuổi xung khắc với nhau thì gia đình khó yên ấm. Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành. 
 
Nếu đôi uyên ương nào đó có ngày sinh tháng đẻ phù hợp, ngũ hành cân đối hài hòa mà kết hôn với nhau thì có thể hưởng hạnh phúc trọn đời. 
 
 
2. Không cưới vào năm kim lâu 
 
Khi xem xét tuổi cưới, người ta thường căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của cô dâu. Năm kim lâu là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8. Người ta cho rằng nếu cưới hỏi vào năm kim lâu thì sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân dễ tan vỡ, khó nuôi con, vợ chồng khắc khấu, lục đục, hay cãi cọ… Vì thế, người ta thường tránh tổ chức đám cưới vào năm kim lâu. Tuy nhiên, một số người cho rằng với năm kim lâu vẫn có thể cưới được nếu qua ngày Đông chí. 
 
3. Không cưới khi nhà đang có tang 
 
Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ là không nên tổ chức các cuộc vui. Đám cưới là việc “hỷ” nên đương nhiên phải hoãn lại, chờ đến khi hết tang mới được tổ chức.
 
Theo quan niệm dân gian, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang với những người khác trong gia đình. 
 
Chính vì điều kiêng kỵ này nên mới xuất hiện hình thức “cưới chạy tang”. Khi trong nhà có người ốm sắp mất (hoặc có người đã mất nhưng chưa phát tang) thì lập tức nhà trai mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai gia đình. Khách mời chỉ giới hạn là những người ruột thịt hoặc thân thiết. 
 
4. Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi 
 
Đây là điều kiêng kỵ dành cho nhà gái. Thông thường, nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý của nhà gái. Ngày ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ ấn định một lần cuối về ngày cưới. Trước lễ ăn hỏi, nhà trai có thể mời cưới họ hàng, bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau lễ ăn hỏi, nếu không sẽ bị chê là “vô duyên”, “chưa ai hỏi mà đã cưới”. 
 
Tuy nhiên, ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường tổ chức ăn hỏi và tiệc cưới liền ngày nhau nên nhà gái khó tránh khỏi việc mời cưới trước...
 
 
Đọc thêm chi tiết và đầy đủ những điều kiêng kị trong đám cưới tại đây
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét