Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Cần chuẩn bị gì khi đi du lịch Yên Tử?

Có 2 cách đi phổ biến tới Yên Tử là xe máy hoặc ô tô (Nếu đi theo đoàn thì tốt nhất là nên thuê một chiếc xe đi cho chủ động, tiết kiệm được chi phí. Còn nếu đi xe ô tô khách thì các bạn sang Gia Lâm bắt xe đi Uông Bí, sau đó xuống cổng khu du lịch sẽ có xe bus của ban quản lý đưa tới chân núi Yên Tử). Dưới đây là thông tin cho các bạn đi xe máy:

Đường đi Yên Tử  không phức tạp, nhưng với những người không thông thuộc tuyến Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải Phòng rất dễ nhầm đường. Mình chụp lại bản đồ để mọi người biết cụ thể hướng đi:
- Lối đi 1: Hướng Hà Nội – Uông bí.

Bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh rồi hỏi đường chạy ra quốc lộ 18 hoặc đi theo quốc lộ 1A (như dưới hình), tới đoạn giao giữa QL 1A và Ql 18 thì chạy dọc theo Ql 18.

Đi theo hướng này tổng chiều dài khoảng 119k, khoảng 2h30′ chạy xe máy. Lối này cũng không khó đi, bạn chỉ cần chú ý đoạn giao quốc lộ 1A và quốc lộ 18.

- Lối đi 2: Hướng Hà Nội – Hải Phòng

Bạn đi theo đường 5: Bạn dọc theo quốc lộ 5, tới Quán Toan – Hải Phòng thì chú theo bản đồ đây.
Từ đoạn km14 QL5 Quán Toan bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3  thứ nhất (rẻ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền

Từ cầu Kiền dọc theo QL10 đến đoạn QL18 rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử. Đối diện đền Trình là đường Yên Tử. Tới đây cứ đi thẳng khoảng 10km đường đèo là đến chân núi. Đường đèo cũng khá quanh co, đừng phóng quá nhanh, đi chậm khoảng 80 – 90km là được rồi (nên đi khoảng 40km thôi). Nếu bạn đi lễ, trước khi lên Yên Tử bạn nên ghé qua đền Trình. (Từ cầu Kiền đến chân núi Yên Tử khoảng 32km). Đói bạn có thể ăn nhẹ ở đoạn QL 18, ở đấy có quán ăn nhẹ như cơm rang, phở bò… hoặc đi sâu vào gần chân Yên Tử có chợ Yên Tử cũng bán đồ ăn...

Xem thêm tại đây nhé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét