Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng chân tay lạnh chủ yếu do khí huyết không lưu thông khi nhiệt
độ hạ thấp khi vào đông. Cũng có thể do hệ tuần hoàn bị trục trặc, ảnh
hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là lượng máu
cũng cấp cho bàn tay, bàn chân.
- Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ
nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút
thuocs lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu., Ngoài ra, những người có
tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến
giáp... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.
- Đa số các trường hợp chân tay vào đông
đều không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện
tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến
giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện
của thiếu vitamin B12. Bạn có thể thử máu để xác định 2 nguyên nhân
trên và có phương pháp điều trị thích hợp.
- Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh
giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng,
nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng
và cần khám bệnh cho chính xác.
Phòng và trị chứng chân tay lạnh
Nếu bạn không có những triệu chứng bệnh
kể trên để cần đến sự điều trị của các cơ sở y tế, bạn có thể áp dụng
một số cách phòng, trị bệnh sau:
- Khi trời lạnh, bạn nên chú ý giữ ấm chân tay,
có thể đi các loại tất tay, chân bằng vải bông vừa có chức năng giữ ấm
rất tốt, đồng thời cso thể thấm hút mồ hôi giúp chân tay ...Khi ra đường
cần đeo khẩu trang, quàng khăn và đừng quên tất tay để tránh nhiễm
lạnh.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân và tay trong nước ấm khoảng 40 -50 độ có pha chút muối, gừng
để khí huyết lưu thông dễ dàng. Bạn cũng có thể ngâm chân tay trong
nước ấm có pha tinh dầu bạc hà, hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương. Ngâm
chân tay trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút, sau đó bạn lau khô rồi đi
tất ấm, không để chân tay tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước lạnh.
- Cách đơn giản hơn là bạn hãy nhấp một chút gừng tươi
để giúp cơ thể ấm lên. Khi ăn cam, quýt bạn chớ vứt bỏ vỏ, hãy phơi khô
và khi tắm, bạn lấy túi vải bông nhỏ cho số vỏ vào ngâm chừng 10 – 15
phút là tắm được. Tinh dầu trong vỏ cam quýt không chỉ giúp da bạn mịn
màng mà còn có tác dụng giữ ấm hiệu quả.
- Mùa đông, bạn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo
để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn. Bạn nên bổ sung những
thực phẩm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả
mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.
Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt, tiêu…
tốt nhất là ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên để bụng đói vì khi
đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.
Bạn cũng nên tăng cường vitamin B1, E giúp tái tạo máu cho cơ thể.
- Đừng nghĩ răng mùa đông thì không cần nước. Bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
để khí huyết lưu thông tốt hơn, nó sẽ giúp ích trực tiếp cho việc lưu
thông máu tới các vị trí “xa xôi” trên cơ thể bạn là chân và tay.
- Nên thường xuyên tập thể dục buổi sáng
như chạy bộ, đánh cầu lông... giúp cơ thể nóng lên, điều tiết tuần
hoàn. Những khi cơ thể quá lạnh, đừng lười, hãy đứng lên vận động cơ
thể. Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá
trình tuần hoàn máu của cơ thể bạn....
Xem đầy đủ và chi tiết cách chữa chứng chân tay lạnh vào mùa đông trên Hỏi đáp az24.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét