Một
cô gái thuộc tầng lớp quý tộc, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, được bao
quanh bởi nghệ thuật và thi ca đã bị bắt cóc và buộc phải kết hôn với
một người lính của miền Nam. Cuộc hôn nhân đã tước đi của cô cuộc sống
sung túc và đẩy cô vào sự khốc liệtcủa chiến tranh và thủ đoạn. Đi theo
người lính đã bắt cóc mình, chứng kiến ông thăng tiến dần trong xã hội,
cô gái quý tộc đã yêu ông và mang thai đứa con của ông. Họ cùng đến Tử
Cấm Thành, vượt qua bao nhiêu khó khăn, anh lính năm xưa đã trở thành
hoàng đế Trung Hoa, còn cô gái thành hoàng hậu.
200 năm sau, một nghệ nhân làm đàn cổ cầm đã đột nhập vào ngôi mộ của hoàng đế và lấy gỗ từ ngôi mộ của ông làm nên một cây đàn cổ cầm huyền thoại. Khi tiếng đàn cất lên, nó đã đánh thức linh hồn của vị hoàng hậu năm xưa, và đưa mối tình đã ngủ sâu hai thế kỷ sống lại.
200 năm sau, một nghệ nhân làm đàn cổ cầm đã đột nhập vào ngôi mộ của hoàng đế và lấy gỗ từ ngôi mộ của ông làm nên một cây đàn cổ cầm huyền thoại. Khi tiếng đàn cất lên, nó đã đánh thức linh hồn của vị hoàng hậu năm xưa, và đưa mối tình đã ngủ sâu hai thế kỷ sống lại.
Đàn cổ cầm khỏa thân
là một cuốn tiểu thuyết về thời gian. Với thời gian vật đổi sao dời.
Thông qua số phận của đàn cổ cầm, Sơn Táp kết nối các điểm thời gian với
nhau, xen lẫn chúng với nhau, hòa chúng với nhau: thế gian hàng trăm
năm, hàng nghìn năm, đổi thay như một bản nhạc cô độc đang suy tư về
chính cuộc đời.
Đó là thế giới “thượng lưu”, tầng lớp quý tộc cao cấp nhất ở Trung Nguyên, nay đã không còn tồn tại. Từ thế giới đó bước ra một cô gái gia giáo tài sắc cùng người cha nghệ sĩ giao du với các tầng lớp thấp hèn bị gia phong cấm kỵ. Tiếng đàn dịu ngọt từ đôi bàn tay thiếu nữ còn chưa tắt thì chiến tranh đến, trong một buổi sáng “mặt trời ném xuống cửa sổ một tấm mạng đỏ rực”, buổi sáng đã lấy đi cái đầu của cha nàng ngay giữa sân nhà. Cái tấm mạng đỏ rực của chiến tranh ấy sẽ còn mang cuộc đời nàng đi đến đâu? Phải chăng số phận nàng là sự lặp lại của số phận người con gái năm xưa - chủ nhân cây đàn cổ gia bảo của gia đình nàng? Đi đến tận đâu để rồi nàng gặp một người con trai mà nàng chỉ được thấy dáng người thấp thoáng trong bức tranh chính mình vẽ ra?
Đó là chàng Thẩm Phong của gần hai trăm năm nữa, đứa con trai mồ côi sống cùng thầy là thợ đàn vào thời buổi cái nghề đang rơi vào vận mạt. Chàng thanh niên mới lớn đắm chìm trong đam mê âm nhạc, ngây thơ cướp mộ trong chùa để cứu sống bạn, để rồi bị triều đình truy đuổi khép tội chết.
Lịch sử vốn dĩ nghiệt ngã với tất cả mọi cuộc đời, nhưng dường như có những cuộc đời mà điểm bắt đầu và kết thúc rất khó nhận ra. Thẩm Phong sinh ra từ đâu? Chàng có chết không? Người con gái kinh qua bão táp lịch sử có chết không? Kết cục câu chuyện họ thế nào? Đặt những câu hỏi này cũng giống như đặt ra câu hỏi “Âm nhạc bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?” vậy…
Tiếng đàn dìu dặt mãi không thôi, những trang cuối cùng vẫn chưa phải là giới hạn.
Ở ngã ba lịch sử, văn minh, nghệ thuật của quê hương mình, Sơn Táp vẽ ra những bức tranh tỉ mỉ bằng ngôn ngữ tiểu thuyết, với những chất liệu đầy kì thú, tất nhiên, nhưng cũng với những điều đơn giản thường nhật mà chỉ có nhà văn mới đem lại độ căng trên từng con chữ nữa. Cả thế gian dồn nén lại trong cuốn tiểu thuyết, như thời gian, như âm nhạc, như độ dày ẩn trong khoảnh khắc không nói nên lời của một người yêu đàn được ngắm một cây đàn cổ cầm...
Đó là thế giới “thượng lưu”, tầng lớp quý tộc cao cấp nhất ở Trung Nguyên, nay đã không còn tồn tại. Từ thế giới đó bước ra một cô gái gia giáo tài sắc cùng người cha nghệ sĩ giao du với các tầng lớp thấp hèn bị gia phong cấm kỵ. Tiếng đàn dịu ngọt từ đôi bàn tay thiếu nữ còn chưa tắt thì chiến tranh đến, trong một buổi sáng “mặt trời ném xuống cửa sổ một tấm mạng đỏ rực”, buổi sáng đã lấy đi cái đầu của cha nàng ngay giữa sân nhà. Cái tấm mạng đỏ rực của chiến tranh ấy sẽ còn mang cuộc đời nàng đi đến đâu? Phải chăng số phận nàng là sự lặp lại của số phận người con gái năm xưa - chủ nhân cây đàn cổ gia bảo của gia đình nàng? Đi đến tận đâu để rồi nàng gặp một người con trai mà nàng chỉ được thấy dáng người thấp thoáng trong bức tranh chính mình vẽ ra?
Đó là chàng Thẩm Phong của gần hai trăm năm nữa, đứa con trai mồ côi sống cùng thầy là thợ đàn vào thời buổi cái nghề đang rơi vào vận mạt. Chàng thanh niên mới lớn đắm chìm trong đam mê âm nhạc, ngây thơ cướp mộ trong chùa để cứu sống bạn, để rồi bị triều đình truy đuổi khép tội chết.
Lịch sử vốn dĩ nghiệt ngã với tất cả mọi cuộc đời, nhưng dường như có những cuộc đời mà điểm bắt đầu và kết thúc rất khó nhận ra. Thẩm Phong sinh ra từ đâu? Chàng có chết không? Người con gái kinh qua bão táp lịch sử có chết không? Kết cục câu chuyện họ thế nào? Đặt những câu hỏi này cũng giống như đặt ra câu hỏi “Âm nhạc bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?” vậy…
Tiếng đàn dìu dặt mãi không thôi, những trang cuối cùng vẫn chưa phải là giới hạn.
Ở ngã ba lịch sử, văn minh, nghệ thuật của quê hương mình, Sơn Táp vẽ ra những bức tranh tỉ mỉ bằng ngôn ngữ tiểu thuyết, với những chất liệu đầy kì thú, tất nhiên, nhưng cũng với những điều đơn giản thường nhật mà chỉ có nhà văn mới đem lại độ căng trên từng con chữ nữa. Cả thế gian dồn nén lại trong cuốn tiểu thuyết, như thời gian, như âm nhạc, như độ dày ẩn trong khoảnh khắc không nói nên lời của một người yêu đàn được ngắm một cây đàn cổ cầm...
Đọc truyện online full Đàn cổ cầm khỏa thân trên truyen8.mobi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét