Tái ngộ độc giả Việt Nam với Lời nguyền Lâu Lan,
Sái Tuấn không chỉ mang đến những tình tiết hấp dẫn, ly kỳ của những
cái chết đầy bí ẩn mà còn kể lại lịch sử cổ đại của vùng Tân Cương thông
qua trí tưởng tượng phong phú và những suy luận tuyệt vời.
Cuốn
tiểu thuyết là sự pha trộn hài hòa giữa những bí ẩn khôn lường với tình
yêu, tình bạn. Tác giả khéo léo dùng ngòi bút dẫn dắt người đọc tới
vùng đất cho đến nay vẫn còn là bí ẩn đối với những nhà thám hiểm và
khảo cổ ở Trung Quốc và trên thế giới: hồ La Bố...
Sau
chuyến đi khảo cổ tại một ngôi mộ cổ thuộc hồ La Bố, khu vực Tân Cương,
những thành viên của đội khảo cổ gồm 5 người đã lần lượt bí ẩn “ra đi”,
cái chết này nối tiếp cái chết kia. Điều kỳ lạ là dường như, những nạn
nhân này đều đã biết trước về cái chết của mình qua một lời nguyền nào
đó mà họ đã gặp phải trong quá trình tiến hành khai quật một ngôi mộ cổ
thuộc vùng hồ La Bố. Mỗi người trong bọn họ đều chờ đợi cái chết đến với
mình ở một dạng khác nhau. Có người bình tĩnh đón chết tại phòng làm
việc, có người còn tạo ra được một phần mềm trên máy vi tính để có thể
“chuyện trò” với người yêu của mình sau khi chết. Có người không chịu
đựng nổi đã phóng mô tô đâm vào bờ đê và kết thúc cái chết như một vụ
tai nạn giao thông thảm khốc. Có người nhầm tưởng mình đã thoát khỏi tay
thần chết sau một đêm chờ đợi cùng ông viện trưởng tại phòng làm việc,
cuối cùng lại ngã khỏi xe máy chết ngay trước cổng viện Nghiên cứu khảo
cổ trên đường về nhà...
Những tưởng có thể thoát khỏi tay thần chết khi bỏ đi thật xa, có người đã cuỗm một mẻ lớn những văn vật quí giá được lưu giữ trong viện và tìm đường cao chạy xa bay, nhưng anh ta cũng chết bất đắc kỳ tử trên đường trốn chạy. Trước những ra đi lần lượt và không tránh khỏi của những thành viên trong đội khảo cổ của mình - những người đã tận mắt được đọc “lời nguyền” trong ngôi mộ cổ, viện trưởng Văn Hiếu Cổ cuối cùng cũng đã tự tìm cho mình một cái chết bên cạnh xác ướp do chính đội khảo cổ mang về và đặt tên là “Mỹ nữ Lâu Lan”.
Nhìn bên ngoài tưởng rằng mỗi người chết với một nguyên nhân khác nhau nhưng thật lạ lùng, kết luận cuối cùng của cơ quan giám định pháp y nguyên nhân chết vẫn là do tắc động mạch làm cho tim ngừng đập. Cơ quan cảnh sát điều tra mà đại diện là trinh sát hình sự trẻ Diệp Tiêu và cán bộ khoa học hình sự Phương Tân đã phải lao tâm khổ tứ, mất ăn mất ngủ áp dụng nhiều biện pháp điều tra nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Giữa lúc vụ án đang bế tắc không có lối ra thì lại xảy ra cái chết tiếp theo của một biên kịch, kiêm đạo diễn và một nhân vật chính trong vở kịch “Đoạn hồn Lâu Lan” - những người không liên quan gì đến lời nguyền trong ngôi mộ cổ. Nguyên nhân của hai cái chết này cũng đều do tắc động mạch dẫn đến tim ngừng đập. Bế tắc lại chồng thêm bế tắc.
Những tưởng có thể thoát khỏi tay thần chết khi bỏ đi thật xa, có người đã cuỗm một mẻ lớn những văn vật quí giá được lưu giữ trong viện và tìm đường cao chạy xa bay, nhưng anh ta cũng chết bất đắc kỳ tử trên đường trốn chạy. Trước những ra đi lần lượt và không tránh khỏi của những thành viên trong đội khảo cổ của mình - những người đã tận mắt được đọc “lời nguyền” trong ngôi mộ cổ, viện trưởng Văn Hiếu Cổ cuối cùng cũng đã tự tìm cho mình một cái chết bên cạnh xác ướp do chính đội khảo cổ mang về và đặt tên là “Mỹ nữ Lâu Lan”.
Nhìn bên ngoài tưởng rằng mỗi người chết với một nguyên nhân khác nhau nhưng thật lạ lùng, kết luận cuối cùng của cơ quan giám định pháp y nguyên nhân chết vẫn là do tắc động mạch làm cho tim ngừng đập. Cơ quan cảnh sát điều tra mà đại diện là trinh sát hình sự trẻ Diệp Tiêu và cán bộ khoa học hình sự Phương Tân đã phải lao tâm khổ tứ, mất ăn mất ngủ áp dụng nhiều biện pháp điều tra nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Giữa lúc vụ án đang bế tắc không có lối ra thì lại xảy ra cái chết tiếp theo của một biên kịch, kiêm đạo diễn và một nhân vật chính trong vở kịch “Đoạn hồn Lâu Lan” - những người không liên quan gì đến lời nguyền trong ngôi mộ cổ. Nguyên nhân của hai cái chết này cũng đều do tắc động mạch dẫn đến tim ngừng đập. Bế tắc lại chồng thêm bế tắc.
Những
cái chết trên có liên quan gì đến nhau? Phải chăng lời nguyền được khắc
trong ngôi mộ cổ ở cách xa thành phố hàng ngàn km và lời nguyền thốt ra
từ miệng cô nô tỳ trong vở kịch “Đoạn hồn Lâu Lan” đã thực sự phát huy
tác dụng? Hay còn do nguyên nhân nào khác?
Đọc truyện online truyện ma kinh dị 'Lời Nguyền Lâu Lan' trên truyen8.mobi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét